KẾ HOẠCH Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 về công tác phòng cháy, chữa cháy

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Mục đích

Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tham mưu HĐND tỉnh thẩm tra, ban hành 03 Nghị quyết liên quan đến công tác PCCC[1].

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, Ban Pháp chế tiến hành giám sát nhằm đánh giá toàn diện, khách quan hiệu quả việc triển khai, thực hiện 03 Nghị quyết này của HĐND tỉnh tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; làm rõ kết quả đạt được, nhất là những nội dung công việc thực hiện hiệu quả; tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh. Từ đó, kịp thời đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chịu sự giám sát và cơ quan liên quan khác nhằm khắc phục, tháo gỡ hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác PCCC, hạn chế tối đa thiệt hại do các vụ hỏa hoạn gây ra.

  1. Yêu cầu

- Triển khai giám sát theo đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.

  • Cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho Đoàn giám sát; tạo điều kiện để Đoàn giám sát hoàn thành nhiệm vụ.
  1. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM GIÁM SÁT
  1. Nội dung, phạm vi giám sát
  • Nội dung giám sát: Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác PCCC, gồm:

+ Nghị quyết số 176/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành Quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực (Nghị quyết 176).

+ Nghị quyết số 332/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng; số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Nghị quyết 332).

+ Nghị quyết số 326/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án mua sắm 03 xe chữa cháy kèm phương tiện, thiết bị chữa cháy.

(Nội dung cụ thể theo Đề cương báo cáo giám sát)

  • Phạm vi giám sát: Từ ngày Nghị quyết có hiệu lực đến ngày 30/6/2024.
  1. Đối tượng giám sát
  • Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Công an tỉnh;
  • Công an các huyện, thị xã, thành phố;
  • Trong quá trình giám sát tại một số địa phương, Đoàn giám sát sẽ khảo sát thực tế tại một số UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện.
  1. Thời gian, địa điểm giám sát: trong quý III năm 2024 (Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh sẽ bố trí, sắp xếp thời gian phù hợp và thông báo thời gian, địa điểm làm việc cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị được giám sát trực tiếp).
  1. PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT
  1. Các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng giám sát nêu tại điểm 2 mục II Kế hoạch này xây dựng báo cáo bằng văn bản theo Đề cương báo cáo (được gửi kèm theo Kế hoạch này) gửi Đoàn giám sát trước ngày 27/7/2024; đồng thời, gửi báo cáo qua hộp thư điện tử: phapche.hdndhy@gmail.com.
  2. Đoàn giám sát tiến hành giám sát trực tiếp tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát, nghe báo cáo những nội dung giám sát, yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan và làm rõ những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm. Giám sát gián tiếp qua báo cáo đối với các đơn vị còn lại.
  3. Kết thúc cuộc giám sát, Đoàn giám sát tổng hợp đánh giá chung, làm căn cứ để Ban Pháp chế HĐND tỉnh ban hành Thông báo kết quả giám sát gửi các đơn vị chịu sự giám sát và các cơ quan liên quan.
  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  1. Đoàn giám sát có nhiệm vụ
  • Nghiên cứu báo cáo, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch giám sát đạt kết quả.
  • Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát; tổ chức họp lấy ý kiến tham gia của các cơ quan hữu quan; hoàn chỉnh dự thảo báo cáo và báo cáo kết quả giám sát.
  • Tổng hợp và xây dựng dự thảo Thông báo kết quả giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh; tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp của thành viên Đoàn vào dự thảo, chỉnh sửa trình Trưởng Ban Pháp chế ký ban hành.
  1. Các thành viên Đoàn giám sát

Chủ động, tích cực thu thập, nắm bắt thông tin về nội dung giám sát; nghiên cứu các tài liệu pháp lý và báo cáo của các quan, đơn vị, địa phương được giám sát; tham gia đầy đủ các buổi làm việc, tích cực cho ý kiến, yêu cầu giải trình để góp phần nâng cao chất lượng và thành công của cuộc giám sát.

  1. Tổ thư ký Đoàn giám sát

Trực tiếp tham mưu cho Đoàn về các nội dung giám sát. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương được giám sát gửi báo cáo đúng thời gian quy định; sắp xếp và gửi các tài liệu có liên quan đến các thành viên Đoàn giám sát và đại biểu mời tham gia Đoàn. Tổng hợp tình hình và dự thảo báo cáo kết quả giám sát bảo đảm thời gian, kế hoạch đề ra.

  1. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Phân công các phòng chuyên môn chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho Đoàn thực hiện nhiệm vụ.

  1. Các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát

Tích cực, chủ động hợp tác với Đoàn giám sát; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, kế hoạch giám sát. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ cụ thể kết hợp với Đề cương báo cáo để xây dựng nội dung báo cáo phù hợp (Báo cáo đánh giá cụ thể những nội dung liên quan đến lĩnh vực mà cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ và tổ chức thực hiện). Trong quá trình giám sát, Đoàn có thể yêu cầu báo cáo thêm một số nội dung khác có liên quan để phục vụ cho nội dung giám sát.

Chi tiết tại kế hoạch số 513/KH-BPC:

VP Tổng hợp

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
148 người đang online