KẾ HOẠCH Giám sát việc chấp hành quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử; việc xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị đối với các vụ án dân sự giai đoạn 2022-2024

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Mục đích

Đánh giá đúng và khách quan việc chấp hành quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử; việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị các vụ án dân sự trong giai đoạn 2021-2023 của Tòa án nhân dân hai cấp.

Trên cơ sở giám sát, Đoàn xem xét, đánh giá kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, những bất cập về quy định của pháp luật, từ đó đưa ra các kiến nghị về trách nhiệm, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết án dân sự của Tòa án nhân dân hai cấp trong thời gian tới.

  1. Yêu cầu
  • Hoạt động giám sát thực hiện đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.
  • Cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát chấp hành nghiêm chế độ báo cáo và tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn giám sát hoàn thành tốt nhiệm vụ.
  1. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT
  1. Nội dung, phạm vi giám sát
    1. Nội dung giám sát
  • Việc chấp hành quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử (theo thủ tục xét xử sơ thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm) đối với các vụ án dân sự;
  • Việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị đối với các vụ án dân sự
    1. Phạm vi giám sát: giai đoạn 2022-2024 (số liệu theo mốc thời gian báo cáo HĐND tỉnh)
  1. Đối tượng giám sát
  • Tòa án nhân dân tỉnh;
  • Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
  1. Thời gian, địa điểm giám sát: Dự kiến trong tháng 11 và tháng 12 năm 2024 (Đoàn giám sát của Ban Pháp chế sẽ bố trí, sắp xếp thời gian phù hợp và thông báo thời gian, địa điểm làm việc cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị được giám sát trực tiếp).
  1. PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT
  1. TAND tỉnh; TAND huyện, thị xã, thành phố xây dựng báo cáo bằng văn bản theo Đề cương và Phụ lục báo cáo (được gửi kèm theo Kế hoạch này) gửi Đoàn giám sát trước ngày 28/10/2024; đồng thời, gửi báo cáo qua hộp thư điện tử: phapche.hdndhy@gmail.com.
  2. Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát trực tiếp tại một số đơn vị nghe báo cáo về những nội dung giám sát và yêu cầu đơn vị giải trình, làm rõ những vấn đề các thành viên trong Đoàn yêu cầu và báo cáo bổ sung bằng văn bản những nội dung khi Đoàn yêu cầu; giám sát gián tiếp qua báo cáo đối với các đơn vị còn lại.
  3. Kết thúc cuộc giám sát, Đoàn giám sát tổng hợp đánh giá chung, làm căn cứ để Ban Pháp chế HĐND tỉnh ban hành Thông báo kết quả giám sát gửi các đơn vị chịu sự giám sát và các cơ quan liên quan.
  1. TỔ CHỨC THỰC hiện
  1. Đoàn giám sát có nhiệm vụ
  • Nghiên cứu báo cáo, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch giám sát đạt kết quả.
  • Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát; tổ chức họp lấy ý kiến tham gia của các cơ quan hữu quan; hoàn chỉnh dự thảo báo cáo và báo cáo kết quả giám sát.
  • Tổng hợp và xây dựng dự thảo Thông báo kết quả giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh; tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp của thành viên Đoàn vào dự thảo, chỉnh sửa trình Trưởng Ban Pháp chế ký ban hành.
  1. Các thành viên Đoàn giám sát

Chủ động, tích cực thu thập, nắm bắt thông tin về nội dung giám sát; nghiên cứu các tài liệu pháp lý và báo cáo của TAND hai cấp; tham gia đầy đủ các buổi làm việc, tích cực cho ý kiến, yêu cầu giải trình để góp phần nâng cao chất lượng và thành công của cuộc giám sát.

  1. Tổ thư ký Đoàn giám sát

Trực tiếp tham mưu cho Đoàn về các nội dung giám sát. Đôn đốc TAND hai cấp gửi báo cáo đúng thời gian quy định; sắp xếp và gửi các tài liệu có liên quan đến các thành viên Đoàn giám sát và đại biểu mời tham gia Đoàn. Tổng hợp tình hình và dự thảo báo cáo kết quả giám sát bảo đảm thời gian, kế hoạch đề ra.

  1. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Phân công các phòng chuyên môn chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho Đoàn thực hiện nhiệm vụ.

  1. TAND tỉnh; TAND huyện, thị xã, thành phố

Tích cực, chủ động hợp tác với Đoàn giám sát; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, kế hoạch giám sát. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ cụ thể kết hợp với Đề cương báo cáo để xây dựng nội dung báo cáo phù hợp. Trong quá trình giám sát, Đoàn có thể yêu cầu báo cáo thêm một số nội dung khác có liên quan để phục vụ cho nội dung giám sát.

Chi tiết tại Kế hoạch số 755/KH-BPC:

VP Tổng hợp

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
131 người đang online