KẾ HOẠCH Giám sát kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2030

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Mục đích
  • Thực hiện Nghị quyết, Chương trình của Đảng đoàn HĐND tỉnh về triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; trong đó Đảng đoàn HĐND tỉnh giao Ban Kinh tế - Ngân sách giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
  • Thông qua hoạt động giám sát nhằm nắm bắt tình hình triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình triển khai và thực hiện; kiến nghị với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình đã đề ra, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.
  1. Yêu cầu
  • Việc giám sát phải tuân thủ theo quy trình, quy định của pháp luật, đảm bảo sự khách quan, thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát; nội dung giám sát cần bám sát kế hoạch đề ra.
  • Cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát phối hợp chặt chẽ với Đoàn giám sát chuẩn bị đầy đủ tài liệu liên quan, nội dung báo cáo theo đề cương kèm kế hoạch; bố trí địa điểm, mời các thành phần liên quan tham dự buổi giám sát; trao đổi, giải trình cung cấp tài liệu liên quan đến những vấn đề mà đoàn yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi giúp Đoàn giám sát hoàn thành nhiệm vụ, đạt mục đích, yêu cầu giám sát đặt ra.
  1. NỘI DUNG, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
  1. Nội dung giám sát: kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; (Có đề cương báo cáo kèm theo)
  2. Phạm vi giám sát: trên địa bàn tỉnh, giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2023.
  3. Đối tượng giám sát: Sở Công thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; UBND thị xã Mỹ Hào, UBND các huyện: Văn Lâm, Yên Mỹ, Ân Thi, Kim Động và một số cơ quan, tổ chức thực hiện dự án xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
  4. Thời gian và địa điểm giám sát
  • Thời gian: Quý II năm 2024 (thời gian cụ thể sẽ thông báo sau).
  • Địa điểm: trụ sở cơ quan đơn vị chịu sự giám sát.
  1. Thành phần làm việc với Đoàn giám sát

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị và phòng chuyên môn liên quan do các cơ quan, đơn vị chủ động triệu tập để đảm bảo nội dung, yêu cầu của Đoàn giám sát.

  1. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
  1. Đoàn giám sát tiến hành lựa chọn một số cơ quan, đơn vị để giám sát trực tiếp (có thông báo sau), nghe báo cáo những nội dung giám sát, yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan và làm rõ những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm; các đơn vị còn lại được giám sát thông qua báo cáo.
  2. Trong quá trình giám sát Đoàn giám sát tổ chức khảo sát thực địa tại một số dự án Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tiến độ triển khai và thực hiện.
  3. Trước, trong và sau quá trình giám sát, Đoàn giám sát có thể cử một số thành viên, thư ký Đoàn giám sát để liên hệ với các cơ quan, đơn vị cơ sở để thu thập nghiên cứu các tài liệu, liên quan.
  4. Kết thúc cuộc giám sát, Đoàn giám sát tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát và báo cáo Thường trực HĐND tỉnh theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC hiện

  1. Các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát
  • Căn cứ mục đích, yêu cầu và đề cương gợi ý nội dung báo cáo, xây dựng báo cáo bằng văn bản gửi Ban Kinh tế - Ngân sách; đồng thời gửi kèm file báo cáo về địa chỉ thư điện tử ktns.hdndhy@gmail.com trước ngày 10/5/2024.
  • Các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát tích cực, chủ động phối hợp với Đoàn giám sát; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, kế hoạch giám sát. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ cụ thể và Đề cương báo cáo để xây dựng nội dung báo cáo phù hợp. Trong quá trình giám sát, Đoàn có thể yêu cầu báo cáo thêm một số nội dung khác có liên quan để phục vụ cho nội dung giám sát.
  1. Đối với thành viên Đoàn giám sát

Chủ động, tích cực thu thập, nắm bắt thông tin về nội dung giám sát; nghiên cứu các tài liệu pháp lý và báo cáo của các quan, đơn vị được giám sát; tham gia đầy đủ các buổi làm việc, tích cực cho ý kiến, yêu cầu giải trình để góp phần nâng cao chất lượng và thành công của cuộc giám sát.

  1. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
  • Phân công chuyên viên trực tiếp tham mưu cho Đoàn về các nội dung giám sát. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi báo cáo đúng thời gian quy định; sắp xếp gửi các tài liệu có liên quan đến các thành viên và đại biểu mời tham gia Đoàn; làm nhiệm vụ thư ký thực hiện tổng hợp và dự thảo thông báo kết quả giám sát.
  • Phân công phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho Đoàn thực hiện nhiệm vụ.
  • Chi tiết tại Kế hoạch 267/KH-ĐGS:
VP Tổng hợp

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
63 người đang online