14/06/2024 | lượt xem: 1 Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát chuyên đề kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách làm Trưởng đoàn đã giám sát kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030). Thời gian Đoàn giám sát từ ngày 12/6/2024-14/6/2024. Đoàn giám sát tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN tỉnh, toàn tỉnh hiện có 17 KCN (diện tích 4.395,43ha) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. Trong đó, có 11 KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng diện tích 2.873,83 ha và tổng vốn đầu tư đăng ký 14.395 tỷ đồng và 412,25 triệu USD (Trong đó: có 10 KCN đã đi vào hoạt động và tiếp nhận dự án đầu tư, với tổng quy mô diện tích là 2.773,38 ha; 01 KCN với quy mô diện tích 100 ha đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chưa đi vào hoạt động (KCN Kim Động). Đến nay, các KCN đã giải phóng mặt bằng được khoảng 2.698 ha (đạt 94%); được nhà nước cho thuê khoảng 2.498 ha (đạt 87%); đầu tư xây dựng hạ tầng được khoảng 1.946 ha (đạt 68%), tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 9.507 tỷ đồng (đạt 66%) và 327 triệu USD (đạt 79%). Hiện nay, trong các KCN có 581 (332 FDI và 249DDI), tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 6.477 triệu USD và 40.490 tỷ đồng. Có 06 KCN có trong quy hoạch với quy mô diện tích 1.522,05 ha đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục về lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, đầu tư. Tại buổi giám sát, các thành viên của đoàn giám sát đề nghị Ban Quản lý các KCN tỉnh làm rõ một số nội dung trong việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển CN - TTCN tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung vào các nội dung: Việc triển khai thực hiện các KCN; công tác quản lý nhà nước đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong các KCN; việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong KCN; việc chấp hành các quy định của doanh nghiệp trong KCN; phương án xử lý các doanh nghiệp chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án KCN; tình hình quản lý lao động trong các KCN… Đoàn giám sát tại Sở Công thương Ngày 13/6/2024, Đoàn giám sát tại Sở Công thương, đơn vị báo cáo hiện nay trên địa bàn tỉnh có 25 Cụm công nghiệp (CCN) đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với tổng diện tích là 1.198,56 ha với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 13.347,42 tỷ đồng (trong đó đã thực hiện GPMB được 539,29 ha, có 04 CCN đã khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật là CCN Minh Khai, Quảng Lãng-Đặng Lễ, Phạm Ngũ Lão-Nghĩa Dân, Trần Cao-Quang Hưng). Toàn tỉnh có 62 làng nghề (có 08 làng nghề truyền thống, 45 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận), tổng số cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong làng nghề là 18.143 cơ sở (trong đó 17.821 hộ sản xuất, 289 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã, 16 tổ hợp tác doanh thu của các cơ sở trong làng nghề đạt trên 7.578 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 45.700 lao động). Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đã đề ra theo Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh ủy: giai đoạn 2021-2025 chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân tăng 9-10%/năm; kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng 9,5-10%/năm. Đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 66% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD; đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, đưa vào hoạt động thêm khoảng 04 KCN và 10 CCN; 100% KCN, CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn; 100% cơ sở sản xuất CN-TTCN đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Tại buổi giám sát, các thành viên trong đoàn yêu cầu đơn vị làm rõ một số nội dung như: việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển CN - TTCN tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung vào một số nội dung: tiến độ triển khai các CCN theo quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để đảm bảo khả năng triển khai dự án sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Kết luận Đoàn giám sát, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách nhấn mạnh: thời gian tới, các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, kịp thời báo cáo HĐND tỉnh, UBND tỉnh các khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ, giải quyết. Chỉ đạo, đôn đốc UBND cấp huyện, các sở, ngành liên quan bố trí kinh phí và nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan. Đối với những kiến nghị của các đơn vị, đoàn giám sát sẽ tổng hợp báo cáo chuyển đến các cơ quan thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trong chương trình làm việc, đoàn giám sát đi khảo sát thực tế tại một số KCN, CCN trên địa bàn tỉnh. Vũ Thị Anh - phòng Công tác HĐND
KẾ HOẠCH Khảo sát hiệu quả sử dụng vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng các công trình phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh từ 2021-2024
KẾ HOẠCH Giám sát việc thực hiện các kiến nghị tại các Thông báo, Báo cáo kết quả giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND tỉnh (lĩnh vực kinh tế - ngân sách) và của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh từ 2022 -2024
Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh giám sát chuyên đề kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại một số Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Giám sát về chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
KẾ HOẠCH Giám sát kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2030
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tiếp tục giám sát việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước Khu vực VI về ngân sách địa phương năm 2022 và các chuyên đề lồng ghép của tỉnh Hưng Yên