KẾ HOẠCH Giám sát việc thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Mục đích
  • Đánh giá đúng tình tình tổ chức thực hiện, bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024; trong đó, tập trung đánh giá việc ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội; công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tiếp đón du khách; công tác đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao và các điều kiện đảm bảo khác.
  • Làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ để kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024 nói riêng, trong hoạt động quản lý nhà nước thường xuyên về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh nói chung.
  1. Yêu cầu
  • Hoạt động giám sát tuân thủ theo quy trình, quy định của pháp luật, đảm bảo khách quan, thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát.
  • Cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát phối hợp chặt chẽ với Đoàn giám sát chuẩn bị đầy đủ tài liệu liên quan, nội dung báo cáo theo đề cương gợi ý gửi kèm kế hoạch; bố trí địa điểm, mời các thành phần liên quan tham dự buổi giám sát; trao đổi, giải trình những vấn đề mà đoàn đặt ra, tạo điều kiện thuận lợi giúp Đoàn giám sát hoàn thành nhiệm vụ, đạt mục đích, yêu cầu giám sát đặt ra.
  1. Nội dung, phạm vi, thời điểm và đối tượng giám sát
  1. Nội dung, phạm vi giám sát

Giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và Lễ hội đầu xuân 2024 trên địa bàn tỉnh.

  1. Đối tượng, phương thức, thời gian và địa điểm giám sát
    1. Giám sát qua báo cáo
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Sở Nội vụ;
  • UBND thành phố Hưng Yên;
  • UBND xã Thành Công, huyện Khoái Châu.

(Có đề cương báo cáo gửi kèm)

  1. Giám sát trực quan

- Tại địa điểm diễn ra lễ hội dân gian Phố Hiến trong thời gian từ 19h00 ngày 29/02/2024.

  • Tại địa điểm diễn ra lễ hội cổ truyền Đình làng Quan Xuyên, xã Thành Công, huyện Khoái Châu thời gian từ 9h00 ngày 20/3/2024.
  1. THÀNH PHẦN ĐOÀN
  • Mời đại diện Lãnh đạo HĐND tỉnh;
  • Bà Đặng Thị Gấm, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban VHXH - HĐND tỉnh;
  • Ông Đoàn Khắc Thuận, Phó Trưởng Ban VHXH - HĐND tỉnh;
  • Một số chuyên viên phòng Công tác HĐND, VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát
  • Chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo đề cương, gửi về Ban VHXH - HĐND tỉnh (địa chỉ số 10 đường Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên) trước ngày 15/3/2024; riêng UBND xã Thành Công, huyện Khoái Châu gửi báo cáo trước ngày 22/3/2023 đồng thời gửi báo cáo qua hộp thư điện tử: vanxa. hdnd@gmail. com.
  • Tích cực, chủ động phối hợp với Ban VHXH; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung kế hoạch giám sát. Chuẩn bị báo cáo, hồ sơ, tài liệu liên quan, giải trình các nội dung mà Ban VHXH yêu cầu; chuẩn bị địa điểm và các điều kiện khác để Ban VHXH thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất.
  1. Đề nghị Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
  • Phân công chuyên viên trực tiếp tham mưu cho Ban VHXH về các nội dung giám sát; chỉ đạo bộ phận tham mưu đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi báo cáo đúng thời gian quy định và tổng hợp, dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

       - Phân công phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho Ban VHXH thực hiện nhiệm vụ.

Chi tiết tại Kế hoạch số 94/KH-VHXH:

VP Tổng hợp