09/04/2023 | lượt xem: 1 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên Sáng 8.4, tại trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022" đã chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND tỉnh Hưng Yên. Tham dự cuộc làm việc có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Về phía tỉnh Hưng Yên có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa; Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn và lãnh đạo chủ chốt tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc Báo cáo tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng cho biết, về quy mô trường lớp, tỉnh đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện Quyết định số 2758/QĐ-UBND ngày 23.11.2020 phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch hành động số 02/KH-UBND ngày 9.1.2020 về triển khai thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 4.6.2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức đầy đủ về quan điểm, chủ trương đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, linh hoạt ở phương pháp triển khai; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Các cơ sở giáo dục đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo thực hiện đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt và tự chủ của nhà trường, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong thực hiện Chương trình…Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện, tỉnh Hưng Yên còn gặp một số khó khăn như: giáo viên đứng lớp tại các trường trung học cơ sở công lập còn thiếu so với định mức; nguồn tuyển dụng đối với ba cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở còn hạn chế; việc biên soạn tài liệu giáo dục địa phương còn gặp khó khăn trong việc in ấn, phát hành do công tác đấu thầu. Cùng với đó, việc chuyển đổi cơ chế tự chủ tài chính để thực hiện trả lương cho viên chức từ nguồn thu sự nghiệp trong các nhà trường còn chậm nên chưa có cơ sở để thực hiện tuyển dụng viên chức đối với số biên chế hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp, dẫn đến tình trạng số biên chế chưa sử dụng còn nhiều, chưa bảo đảm số giáo viên giảng dạy trong các nhà trường.Quang cảnh cuộc làm việc UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho giáo viên, nhằm ưu tiên và hỗ trợ bảo đảm thu nhập cho giáo viên. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên, từ đó chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện bảo đảm quyền lợi chung của giáo viên; tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương rà soát, đánh giá để tham mưu Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm lộ trình thực hiện Chương trình, tập trung chuẩn bị về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và những điều kiện đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình. Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu Đoàn giám sát ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị của tỉnh Hưng Yên. Các Báo cáo và phụ lục kèm theo được chuẩn bị nghiêm túc, cơ bản đáp ứng yêu cầu theo đề cương của Đoàn giám sát và bảo đảm tiến độ. Ghi nhận một số kết quả bước đầu tại cơ sở, Đoàn giám sát cho rằng, công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện, việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của tỉnh Hưng Yên đã được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các sở, ngành, địa phương thực hiện. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu Đoàn giám sát đề nghị, tỉnh Hưng Yên đánh giá kỹ hơn về khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các khía cạnh: căn cứ, cơ sở thực tiễn để đánh giá ưu điểm, hạn chế của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; khó khăn, vướng mắc trong triển khai tích hợp liên môn ở cấp trung học cơ sở và việc lựa chọn, chuyển đổi nguyện vọng tổ hợp môn học ở cấp trung học phổ thông. Bổ sung, báo cáo thêm về khả năng đáp ứng của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học các bộ môn mới, tổ hợp môn học theo Chương trình mới. Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn làm rõ một số vấn đề được thành viên Đoàn giám sát nêu Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, UBND tỉnh và Đoàn giám sát nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc. Tỉnh Hưng Yên cần nghiên cứu kỹ nội dung Nghị quyết 88 và các văn bản hướng dẫn để khẳng định rõ nội dung nào thực hiện tốt, nội dung nào thực hiện chưa tốt; việc gì đã làm, đang làm, chưa làm, nhất là những vấn đề dư luận xã hội và nhân dân quan tâm nhiều như: nội dung, chương trình dạy và học; về bộ sách giáo khoa, giá sách giáo khoa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng báo cáo tại cuộc làm việc Ghi nhận những điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên, đặc biệt trong thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch phân bổ, sắp xếp mạng lưới, quy mô trường lớp..., Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, tỉnh cần phát huy các kết quả tích cực đạt được trong thời gian qua, tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục. Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị tỉnh Hưng Yên cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm để nhân dân hiểu hơn, từ đó đồng thuận, chia sẻ, ủng hộ nhiều hơn chongàn Giáo dục đào tạo. Báo Đại biểu nhân dân
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần tiếp tục tinh giản bộ máy, biên chế, giảm chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển
Hội nghị lấy ý kiến xây dựng các Luật: Phòng không nhân dân; Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Địa chất và Khoáng sản
UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến về việc ban hành Đề án xác định Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, cấp huyện giai đoạn 2024-2025