KẾ HOẠCH Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Mục đích
  • Nhằm đánh giá tình hình và kết quả thực hiện pháp luật về trẻ em trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, đặc biệt từ khi Luật Trẻ em có hiệu lực thi hành năm 2016; qua đó xem xét, đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ kết quả giám sát, đề xuất, kiến nghị các giải pháp kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó đề xuất, khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện hiệu quả hơn chính sách pháp luật thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tạo điều kiện để trẻ em được thực hiện tốt hơn quyền của mình để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

  1. Yêu cầu
  • Hoạt động giám sát tuân thủ theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đảm bảo khách quan, thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát.
  • Quá trình triển khai giám sát đảm bảo tinh gọn, đủ năng lực làm việc, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
  • Cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát phối hợp chặt chẽ với Đoàn giám sát chuẩn bị đầy đủ báo cáo, tài liệu, biểu mẫu liên quan đến nội dung báo cáo theo đề cương gợi ý gửi kèm kế hoạch; bố trí địa điểm, mời các thành phần liên quan tham dự buổi giám sát; trao đổi, giải trình những vấn đề mà Đoàn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp Đoàn giám sát hoàn thành nhiệm vụ, đạt mục đích, yêu cầu giám sát đặt ra.

ii. Nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm giám sát

  1. Nội dung giám sát:

Báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em trên địa bàn tỉnh (có đề cương chi tiết gửi kèm).

  1. Thời điểm giám sát: từ năm 2021 đến hết tháng 9/2024.
  2. Đối tượng giám sát
  • Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;
  • Sở Tài chính;
  • Sở Kế hoạch Đầu tư;
  • Sở Tư pháp;
  • Sở Y tế;
  • Sở Giáo dục và Đào tạo;
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Sở Thông tin truyền thông;
  • Công an tỉnh;
  • Tỉnh đoàn;
  • UBND các huyện, thị xã, thành phố.
  • Mời đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham gia khi Đoàn giám sát tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
  • Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương mời các đơn vị, phòng chuyên môn trực thuộc có liên quan đến nội dung giám sát khi Đoàn đến làm việc.
  • Căn cứ tình hình thực tế, Đoàn sẽ lựa chọn một số cơ quan, đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát trực tiếp.
  1. Thời gian, địa điểm giám sát
  • Thời gian: dự kiến từ tháng 10/2024 (lịch cụ thể sẽ thông báo tới các cơ quan, đơn vị, địa phương sau).
  • Địa điểm: tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát.
  1. Thành phần làm việc với Đoàn giám sát

Do các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động bố trí đủ thành phần để đảm bảo nội dung, yêu cầu của Đoàn giám sát.

III. PHƯƠNG PHÁP TIEN HÀNH

  1. Đoàn giám sát tiến hành giám sát trực tiếp tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát, nghe báo cáo những nội dung giám sát, yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan và làm rõ những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm. Đồng thời, giám sát thông qua các báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn thông tin chính thống.
  2. Trước và trong quá trình giám sát, Đoàn giám sát có thể cử một số thành viên, thư ký Đoàn giám sát đến làm việc với các cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở để thu thập nghiên cứu các tài liệu, liên quan.
  3. Kết thúc cuộc giám sát, Đoàn giám sát tổng hợp đánh giá chung, thông qua dự thảo báo cáo kết quả giám sát hoặc gửi văn bản lấy ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát; tổng hợp báo cáo Ban VHXH-HĐND tỉnh ban hành Thông báo kết quả giám sát đến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.

iV. to chức thực hIện

  1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát
  • Chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo đề cương gửi về Đoàn giám sát của Ban VHXH-HĐND tỉnh (địa chỉ số 10 đường Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên) trước ngày 15/10/2024; đồng thời gửi báo cáo qua hộp

thư điện tử: ngoctu280@gmail.com.

  • Tích cực, chủ động hợp tác với Đoàn; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, kế hoạch giám sát. Chuẩn bị báo cáo, hồ sơ, tài liệu liên quan, giải trình các nội dung mà Đoàn yêu cầu; chuẩn bị địa điểm và các điều kiện khác để Đoàn thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất.
  1. Thành viên Đoàn giám sát

Chủ động, tích cực thu thập, nắm bắt thông tin về nội dung giám sát; nghiên cứu các tài liệu pháp lý và báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tham gia đầy đủ buổi làm việc, tích cực chất vấn, yêu cầu giải trình làm rõ các nội dung để góp phần nâng cao chất lượng cuộc giám sát.

  1. Đề nghị Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
  • Phân công chuyên viên trực tiếp tham mưu cho Đoàn về các nội dung giám sát. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi báo cáo đúng thời gian quy định; gửi các tài liệu có liên quan đến các thành viên và đại biểu mời tham gia Đoàn; tổng hợp và dự thảo thông báo kết quả giám sát.
  • Phân công phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho Đoàn thực hiện nhiệm vụ.
  • Chi tiết tại Kế hoạch số 701/KH-VHXH:
VP tổng hợp

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
148 người đang online