16/08/2024 | lượt xem: 11 Đoàn đại biểu dự Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND, lãnh đạo các Ban của HĐND huyện năm 2024 khảo sát thực tế tại khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, thành phố Hải Phòng Ngày 16.8, trong khuôn khổ chương trình Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND, lãnh đạo các Ban của HĐND huyện năm 2024, các đại biểu đã đi khảo sát thực tế tại khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, thành phố Hải Phòng. Đoàn khảo sát tại khu di tích Bạch Đằng Giang, Thành phố Hải Phòng Bạch Đằng Giang là khu di tích tọa lạc tại thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Khu di tích này được bao bọc bởi một dãy núi đá lớn có tên là Tràng Kênh, phía Nam là dòng sông Giá êm đềm, phía trước là khu di tích sông Bạch Đằng lịch sử. Nhắc đến sông Bạch Đằng, người ta nhớ ngay đến một nhân chứng lịch sử sống, chứng kiến biết bao gian khổ, thăng trầm của quân và dân ta. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, tại nơi này đã diễn ra 3 trận đấu vô cùng anh dũng. Cả 3 lần quân ta đều dùng trận địa cọc để tiêu diệt kẻ thù, bắt sống giặc, làm quân thù Nam Hán, quân Đại Tống, quân Nguyên Mông khiếp sợ. Cũng chính vì thế, về sau này người dân đã ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng bằng cách xây dựng một quần thể ghi tích mang đậm dấu ấn sông núi nước Nam. Linh từ Tràng Kênh và đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được xây dựng vào năm 2008. Đến năm 2009, đền Tràng Kênh để thờ Lê Đại Hành hoàng đế cũng đã được xây dựng. Năm 2011, đền thờ Ngô Quyền được dựng trên khuôn viên rộng 5000 mét vuông. Cả 3 ngôi đền lớn này tạo thành một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo. Song hành với 3 ngôi đền vừa nêu trên là đền thờ Mẫu, chùa Trúc Lâm cũng được mô phỏng theo chùa Đồng Yên Tử. Đoàn khảo sát tại Quảng trường Chiến Thắng, thuộc quần thể Khu di tích Bạch Đằng Giang Quảng trường Chiến thắng là công trình được hoàn thành vào cuối năm 2016. Quảng trường lát đá granit vươn ra sông, gồm 3 pho tượng của Đức Ngô Quyền vương, vua Lê Đại Hành và Đức Thánh Trần cao 11m bằng đồng. Mô hình bãi cọc lim bịt sắt gồm 180 cọc được phục dựng lại dưới lòng sông. Đoàn khảo sát tại khu cọc trên sông Bạch Đằng Tại nơi đây Đoàn khảo sát được nghe chi tiết về Khu di tích rộng 20ha, nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh được công nhận năm 1962 gồm: Cổng vào di tích là vườn đá cuội và trụ đá cao chừng 5m, 4 mặt đều khắc chữ, mặt chính giữa khắc câu thơ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”, 3 mặt còn lại tán dương công trạng của ba bậc tiền nhân trong các trận thủy chiến; Đền Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn minh Đại Việt; Đền Tràng Kênh Vọng Đế thờ Đức Vua Lê Đại Hành, năm 981 đã tái tạo lại địa cọc của Ngô Quyền để đánh Tống bình Chiêm, đưa Đại Cồ Việt ngang hàng với Đại Hán; Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng 1288, mở ra nền văn minh Đông Á rực rỡ; Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người luôn trong trái tim của mọi người dân Việt. Trong khu di tích còn có Trúc Lâm tự Tràng Kênh, đây là ngôi chùa mô phỏng theo chùa Đồng ở Yên tử. Chùa thờ Phật Tổ Như Lai, Đạt Ma và Bồ Tát, Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Dưới chân chùa là tượng Bạch Ngọc 18 vị La Hán và cây đa cổ thụ trên trăm tuổi; Đền thờ Thánh Mẫu trong khu di tích thờ Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ. Trong đền còn có hương án và pho tượng thờ tự Ngũ Vị Tôn Ông, Tam Vị ông Hoàng, Đức Nam Hải Thần Vương và Mẫu Sơn Trang. Đoàn dâng hương tại các Đền thờ trong khu di tích Bạch Đằng Giang Trong khu di tích còn có khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng; sơ đồ diễn biến các trận chiến trên sông Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Đoàn khảo sát tại khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật Khu di tích Bạch Đằng Giang cũng là nơi diễn ra đại lễ cầu siêu hương hồn các liệt sĩ đã hy sinh trên biển. Trong khi nhiều điểm du lịch, khu di tích chen đặc hàng rong, ngập trong rác, buôn thần bán thánh thì Bạch Đằng Giang được ca ngợi là một khi di tích văn minh với dấu ấn "3 không": Không mất tiền, không rác thải, không hàng quán. Nhờ nguyên tắc “3 không” này, khu di tích đã mang đến một không gian văn hóa - lịch sử yên bình đúng nghĩa. Đây là một khu di tích điển hình, có vai trò quan trọng giáo dục, tuyên truyền về lịch sử và truyền thống dân tộc, qua chuyến khảo sát, Đoàn tiếp thu được nhiều ý nghĩa quan trọng áp dụng trong công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các khu, cụm di tích lịch sử quốc gia trên địa bàn tỉnh nói chung, phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại địa phương nói riêng./. Lưu Thùy Linh, Phòng TTDN
Thống nhất dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp Thường lệ cuối năm 2024 , HĐND tỉnh Hưng Yên khoá XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đại biểu HĐND tỉnh và Thường trực HĐND, lãnh đạo các ban HĐND cấp huyện
Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Mỹ chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 21, nhiệm kỳ 2021-2026
THÔNG BÁO Phân công đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
Hội nghị liên tịch thống nhất nội dung, chương trình và phân công chuẩn bị Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024